:: BO2TAY COLLECTIONS ::
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nghị lực sống (Cảm động wá)

Go down

Nghị lực sống (Cảm động wá) Empty Nghị lực sống (Cảm động wá)

Bài gửi by Truong Tuan Kiet Thu Dec 27, 2007 5:26 pm

Vào ngày sinh lần thứ 40 (1991) cặp chị em sinh đôi dính liền nhau Masa và Đasa nhận được một món quà của chính phủ Anh khiến họ đau khổ và chán chường: Một tấm hộ chiếu dành cho hai người. Không hiểu do sơ suất hay cố ý, mà người ta đã cho hai chị em là một người. Trước sự đối xử bất công đó, với một giọng đầy phẫn nộ hai chị em Masa và Đasa đã kể cho phóng viên báo "The Time" quãng đời 40 năm vất vả, khốn khổ của họ:

"Quái vật" ra đời:
Vào một đêm mưa tuyết năm 1951, một thiếu phụ đến phòng sản với niềm vui của người sắp làm mẹ. Mặc dù những cơn đau nối tiếp nhau dày vò cơ thể nhưng nét mặt chị luôn luôn lộ rõ nụ cười hạnh phúc. Nửa đêm hài nhi ra đời. Nghe tiếng khóc oa oa của con, chị quên hết đau đớn và mệt nhọc, sốt ruột đợi cô hộ lý đưa con cho mình xem mặt, dù là trai hay gái chị cũng rất hài lòng.

Vậy mà từng phút nối nhau trôi đi, không hiểu vì sao mà người ta vẫn không đưa con đến cho chị, nếu không vì quá yếu, hẳn chị đã bò xuống bàn để xem sao. Rồi cuối cùng người hộ lý cũng bế con đến cho chị. Nhìn con, chị chuyển từ sự háo hức sang sửng sốt rồi kinh hoàng, đó là một "quái vật" với hai đầu, bốn tay và ba chân. Phần trên thì tách làm hai nhưng phần dưới thì dính liền nhau.

Hét lên một tiếng đầy hãi hùng, người mẹ trẻ ngất lịm. Chị được đưa vào bệnh viện thần kinh. Mấy ngày sau đó, khi tỉnh lại chị vội vàng trở lại nhà hộ sinh, dù là quái vật hay gì chăng nữa thì đó cũng là máu mủ của mình, chị cũng dành cho nó tình thương của người mẹ. Nhưng các nhân viên nhà hộ sinh cho biết đôi trẻ dính liền nhau đã chết. Mọi chuyện dần qua đi, cuộc sống gia đình chị trở lại bình thường, chẳng ai hay biết gì về số phận của những đứa con khốn khổ của chị.

Không có tuổi thơ:
Masa và Đasa đâu có chết yểu. Sau khi bịa chuyện để lừa bà mẹ, các bác sĩ liền chuyển hai chị em đến viện nghiên cứu trẻ em để các nhà khoa học lấy các em làm đối tượng "mẫu" để nghiên cứu. Trong căn phòng hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài, hai chị em đã sống suốt 6 năm trời. Sáu năm ròng, suốt 2000 ngày đêm, Masa và Đasa không có tình mẹ không có bạn bè, không có tuổi thơ, cũng không có sự ngây thơ của những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Trước những nhà khoa học chỉ biết công việc không có tình cảm con người, ngoài ăn và ngủ ra, thời gian còn lại Masa và Đasa mặc cho các nhà khoa học quan sát, đo đạc, kiểm tra, giám định.
Sau 6 năm sống trong nỗi cô đơn, cách biệt, hai chị em dần dần hiểu ra rằng cần phải về sống trong vòng tay mẹ. Song khi đề đạt nguyện vọng này, các bác sĩ đã trả lời: Các em đã bị mẹ vứt bỏ, các em là những cô nhi không có cha mẹ.
"Thực ra mẹ đâu có vất bỏ chúng tôi" Masa nói - "đấy là họ lừa dối chị em tôi và cả mẹ. Lẽ ra họ hải làm một cách nhân đạo, nói rõ cho bố mẹ hay là họ muốn giữ chúng tôi lại để nghiên cứu khoa học, như thế thì ít nhất mỗi tuần mẹ cũng đến thăm chúng tôi một lần để tăng thêm sự ấm áp cho tuổi thơ của chúng tôi".
Sau khi các nhà khoa học đã hoàn thành các bản luận văn của họ thì hai chị em cũng mất đi giá trị nghiên cứu. Thế là người ta đưa hai chị em đến Viện điều dưỡng ở ngoại ô sống chung với những người điên và những người già vô gia cư. Và họ đã ở đấy suốt 8 năm.
Đến một hôm may mắn được một nhóm bác sĩ tốt bụng giúp đỡ hai chị em nhân khi chữa răng. Viện răng hàm mặt đã kiên quyết không chịu trả hai chị em lại viện điều dưỡng nữa. Hành động của họ đã gây chú ý của báo chí. Tin tức về họ được phát đi trên tivi gây nên sự chú ý của dư luận. Đời sống của họ từ đó được cải thiện và được phép lưu lại bệnh viện trước khi tìm được nơi ở mới thích hợp hơn. Hai người cảm thấy vô cùng phấn khởi vì cuối cùng họ đã được sống cuộc sống của những người bình thường.

Gắn bó và chấp nhận nhau:
Cuộc sống của cặp chị em dính liền nhau đầy vất vả nhưng cũng không thiếu niềm vui. Bệnh viện nơi họ ở là một tòa nhà 9 tầng, phòng họ nằm ở cuối hành lang thứ 4. Khi nhà báo vào thấy Masa và Đasa ngồi xếp bằng trên chiếc giường đôi chiếm quá nửa gian buồng, đang trò chuyện với một bệnh nhân khác. Thấy có khách đến, với động tác của một con cua, họ nhích ra mép giường, mỗi người đi giầy vào một bên chân rồi đến bên cửa sổ kéo rèm. Nếu chỉ nhìn và ảnh Masa và Đasa người ta tất sẽ có cảm giác họ rất buồn chán. Nhưng gặp gỡ và nói chuyện với họ, cảm giác đó sẽ biến mất. Cá tính sôi nổi cùng thái độ lạc quan, hiểu biết của họ sẽ làm người ta quên đi đấy là hai người dính liền nhau. Căn phòng rất hẹp họ đành phải khéo léo phối hợp với nhau đi theo kiểu "cua bò ngang". Nếu Masa cúi lưng hay thấp đầu xuống thì Đssa phải túm lấy vai Masa và ngả người phía sau mới giữ được thăng bằng.

Tuy dính liền nhau nhưng tính cách hai người lại rất khác nhau. Đasa là một "con vẹt" thích suốt ngày ngồi bên điện thoại để nói chuyện. Còn Masa lại thích yên tĩnh. Đasa khuông mặt tròn, cận thị quá nặng, dễ bị mạo cảm. Masa thì mặt nhỏ, thỉnh thoảng hút thuốc lá, thị lực tốt, thuận tay trái.

Trò chuyện với cặp chị em dính liền này người ta rất kinh ngạc khi thấy họ không hề than vãn về bệnh tật của mình, nhưng rất bất bình về thái độ không tôn trọng của người đời đối với họ. Đasa kể: "Bốn năm trước, cuối cùng chúng tôi đã tìm được mẹ, nhưng có cảm giác là tất cả đã quá muộn. Mẹ rất nhân từ nhưng giữa mẹ với chúng tôi không tìm được bất cứ điểm chung nào. Mẹ tin vào thượng đế còn chúng tôi thì tin vào bản thân".

"Điều chúng tôi bất bình nhất là người ta coi hai chúng tôi là một người". Masa cau mày nói - "Ví dụ như đến bệnh viện chữa bệnh, bệnh tình hai chúng tôi hoàn toàn khác nhau, song bác sĩ cứ bắt chúng tôi dùng chung một tờ bệnh án. Thật là kỳ quặc"!

Thiên tình sử ngắn ngủi:
Cặp chị em đã 40 tuổi này rất không hài lòng vì họ không được hưởng quyền tự do giấu diếm những gì thuộc về cá nhân. Phòng ở của họ không bao giờ khóa nên các bệnh nhân khác thường tùy tiện xông vào, nhòm ngó họ một cách hiếu kỳ, thậm chí có người còn hỏi: "Nếu một trong hai người chết thì người còn lại sẽ ra sao?" Những lời lẽ đó như dao chích vào tâm can họ.

Phòng ở rất chật hẹp, chỉ đặt được một chiếc giường, một chiếc ghế, một chậu rửa mặt và hai chiếc gương cố ý đặt để trêu chọc họ. Hố xí dành cho họ hẹp đến lạ lùng, vì vậy mỗi lần đi vệ sinh là một thử thách lớn nhất trong ngày.

Ngoài ra họ còn phải chịu đựng nỗi đau khổ khác là làm thế nào để xua đi sự trống trải, cô đơn. Đasa nói: "Ở viện điều dưỡng người ta giao cho chúng tôi khâu viền các tấm vải vì 4 tay làm nhanh hơn người 2 tay. Nhưng chúng tôi đã qua giáo dục cao đẳng, vậy mà chỉ làm mỗi việc khâu vá".

Thiếu nữ nào mà không biết yêu? Năm họ 25 tuổi một mối tình lãng mạn ngắn ngủi đã bao trùm lên họ. Kẻ yêu Đasa là anh chàng Slava 23 tuổi. Giữa lúc Masa và Đasa đang đau đầu về những diễn biến tương lai của mối tình này thì Slava đột ngột bị viêm phổi rồi qua đời. "Kết cục đó từ một góc độ khác mà xét đã giải quyết giúp vấn đề nan giải của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đã 40 tuổi rồi đã nhận biết được hiện thực không bình thường của bản thân. Trái tim chúng tôi đã băng giá rồi!". Đasa nói.
Các bác sĩ cho biết: Xét về mặt lý luận, hai người đều có thể mang thai và sinh con, có điều dễ bị đẻ non vì không gian giữa hai dạ con quá hẹp.
Khi ra đời họ có ba chân, nhưng năm 16 tuổi chiếc chân thứ ba của họ đã bị các bác sĩ quyết định cắt bỏ. Sau phẫu thuật thì hai người đều phát hiện không có sự cân bằng của chiếc chân thứ ba, họ không thể đi lại được nếu không chống nạng.
Tay chống nạng cùng nhau đi trên đường đời suốt mấy chục năm. Đasa và Masa chẳng hề tự oán thân, cũng chẳng mống người khác thương hại. "Chúng tôi sẽ tiếp tục đi trên con đường gập ghềnh!" Hai chị em đồng thanh tuyên bố với nhà báo.
Truong Tuan Kiet
Truong Tuan Kiet
Chicken little !
Chicken little !

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 10/12/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết